PHÒNG KHÁM CẤY GHÉP TÓC Y HỌC QUỐC TẾ

Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị hói trán tại nhà

Tóc rụng nhiều bất thường khiến mái tóc ngày càng thưa thớt, nhất là phần trán hói (2 bên, chữ M). Thậm chí còn lộ cả da đầu khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng, lo lắng. Làm thế nào để kích thích tóc con mọc nhiều ở trán, che đi phần trán sân bay “khó nhìn” này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trị hói trán tại nhà hiệu quả nhất nhé!

I. Dấu hiệu nhận biết hói trán

Theo Viện Y khoa Quốc gia USA cho biết, tình trạng trán hói xuất hiện ở cả nam và nữ với tỉ lệ là 40%. Trong đó, tỉ lệ nam giới bị hói trán chiếm cao hơn nữ. Ngay khi bạn gặp một trong số các dấu hiệu dưới đây thì không sớm thì muộn bạn cũng sẽ bị hói trán:

- Tóc rụng nhiều bất thường (mỗi lần rụng >100 sợi) và kéo dài

- Tại các vùng tóc rụng không thấy hoặc rất ít tóc con mọc lại

- Vùng trán ngày một trông rộng sâu về phía đỉnh đầu

- Tùy thuộc vào giới tính, nguyên nhân tác động mà kiểu trán hói ở nam và nữ giới có sự khác nhau. Phổ biến nhất là trán hói hình chữ M, hói ở 2 bên trán.

II. Nguyên nhân gây nên tình trạng hói trán

Tìm ra được nguyên nhân bạn sẽ biết được cách trị hói trán tại nhà hiệu quả, ngăn tóc rụng và kích thích tóc mọc trở lại.

1. Gen di truyền

Dựa theo quy luật di truyền học, đặc điểm tóc ở người được quy định bởi các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, tách biệt với giới tính. Điều này có nghĩa là khi ông bà hoặc cha mẹ bị hói trán sẽ ảnh hưởng tới thế hệ sau trong cùng phả hệ gia đình, không giới hạn ở trai hay gái.

Đây cũng là lý do mà nhiều người dù còn là thanh thiếu niên nhưng tóc trước trán bị rụng nhiều, trông rất kém duyên.

2. Rối loạn nội tiết

Hormone nội tiết được xem như 1 chiếc “điều khiển” tác động tới chu kỳ phát triển của tóc.

Ở nữ giới, sự thiếu hụt Estrogen khiến nang tóc dần thu hẹp lại, các sợi bị ngắn và mảnh, dễ đứt gãy. Còn nam giới, “thủ phạm” gây ảnh hưởng nhiều nhất chính là Androgen.

Sự rối loạn này xảy ra do nhiều tác nhân như: thói quen sinh hoạt, tuổi tác, phụ nữ mang thai hoặc trong kỳ nguyệt san...

3. Bệnh lý

1 số bệnh lý khiến tóc rụng nhiều gồm: bệnh thiếu máu, thần kinh, giảm cân, phẫu thuật, tuyến giáp bất thường… Ngoài ra, hói trán còn do tác dụng phụ của thuốc điều trị: kháng sinh, huyết áp, chữa trị gout, thuốc tránh thai hoặc vitamin A liều cao.

4. Áp lực, stress

Stress trong công việc, cuộc sống có thể gây hói trán nên hoàn toàn dễ hiểu khi tình trạng này xuất hiện ở giới trẻ. Hormone khi sản sinh do stress sẽ gây rối loạn hoạt động cơ thể, nội tiết tố đồng thời khiến tóc dần yếu đi, gây rụng và khó mọc trở lại.

Ngoài những yếu tố bên trong cơ thể thì hói trán còn có thể do: Thiếu hụt dưỡng chất, thường xuyên đổi dầu gội, sức khỏe kém, dùng quá nhiều thuốc tránh thai, lạm dụng hóa chất tạo kiểu,...

III. Hướng dẫn 5 cách trị hói trán tại nhà hiệu quả

1. Cách trị hói trán tại nhà bằng dầu dừa

Với thành phần 90% là chuỗi axit béo, dầu dừa sẽ kích hoạt các nang tóc sản sinh và nuôi dưỡng sợi tóc mới, chữa trị những tổn thương từ sâu bên trong.

- Lấy 1 lượng nhỏ dầu dừa ra bát, hâm nóng 30s trong lò vi sóng.

- Xoa 2 bàn tay để tạo độ ấm, tăng thêm hiệu quả điều trị.

- Thấm dầu lên vùng trán ít tóc và massage xoay tròn 2-3 phút.

- Để nguyên trên da đầu từ 15-20 phút rồi gội sạch.

2. Sử dụng khoai tây

Khoai tây được mệnh danh là “siêu phẩm” hỗ trợ tóc mọc lại tự nhiên, bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng trong nang tóc. Nhờ có các hoạt chất như: vitamin B, C, niacin, sắt… vùng trán của bạn sẽ sớm được cải thiện tốt hơn. Không những thế, da đầu còn trở nên sạch thoáng, tạo môi trường hoàn hảo cho sợi tóc phát triển.

- Nạo vỏ và thái lát 1 củ khoai tây vừa tay, bỏ vào máy xay 1-2 lần.

- Lọc bỏ cặn qua rây/khăn xô và giữ phần nước cốt.

- Dùng bông thấm ướt nước khoai tây và đắp lên vùng trán bị hói.

- Đợi đến khi khô lại (khoảng 15 phút), gội đầu lại bằng nước ấm.

3. Cách trị hói trán tại nhà bằng hành tây

Hành tây chứa 1 lượng lưu huỳnh cực kỳ dồi dào. Đây là nhân tố “vàng”  để thúc đẩy sản sinh collagen giúp tóc chắc khỏe và kích thích tóc mọc lại.

- Áp dụng công thức: 1 thìa nước ép hành + 2 thìa cốt chanh.

- Thoa lên vùng trán hói, dọc theo đường chân tóc.

- Để nguyên trong 15 phút và dùng dầu gội để giảm bớt mùi hành.

- Không quên dùng dầu xả để tóc bớt khô gãy.

4. Dùng trà xanh

Với tinh chất EGCG, các tế bào da đầu như được tiếp thêm sinh lực để chữa lành các tổn thương. Đồng thời, khả năng tuần hoàn máu và cung cấp oxy qua da được cải thiện đáng kể, giúp tóc sớm mọc đều trở lại.

- Cho 1-2 thìa lá trà khô vào chén nước nóng (120ml), ngâm trong 5 phút.

- Dùng bông thấm và thoa đều lên vùng da đầu bị hói.

- Massage nhẹ nhàng và ủ khoảng 10-15 phút tới khi khô lại rồi xả sạch.

5. Trị hói trán bằng tỏi

Tỏi chính là một “ứng cử viên” kích thích tóc mọc vùng trán bởi nó chứa nhiều vitamin B6, C, mangan và selen…

- Chuẩn bị 5-6 tép tỏi, giã nát hoặc nghiền qua máy xay.

- Làm ấm dầu trên chảo nhỏ, thêm tỏi và đảo đều khoảng 1-2 phút

- Để nguội và lọc bã để giữ phần tinh dầu.

- Thử 1 ít dung dịch lên da tay để kiểm tra độ kích ứng.

- Thoa dầu tỏi lên vùng cần mọc tóc, ủ tóc 10-15 phút sau đó gội lại.

- Phần dầu thừa bảo quản trong lọ thuỷ tinh, để tủ lạnh <20 độ C (ưu tiên lọ sẫm màu để giữ lâu hơn).

IV. Lưu ý khi áp dụng cách trị hói trán tại nhà

Cách trị hói trán tại nhà có ưu điểm là an toàn, lành tính, chi phí rẻ, tiết kiệm. Tuy nhiên, hiệu quả thường tới chậm, phụ thuộc vào cơ địa từng người.

Phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng trán hói cấp độ nhẹ, còn hói lâu năm đã mất nang tóc, hói do yếu tố di truyền, bệnh lý thì không có hiệu quả.

Về bản chất, trán đã bị hói tức là tóc đã không thể phục hồi, không đủ khả năng nuôi dưỡng hình thành tóc mới. Theo chuyên gia, chỉ có cấy nang tóc mới khỏe mạnh vào các vùng bị rụng nhiều, tuần hoàn máu tốt mới có thể giúp tóc phát triển và mọc trở lại bình thường. Nang tóc được lấy từ chính thân chủ nên có độ tương thích cao, giảm đào thải và đem đến hiệu quả phục hồi nhanh hơn.

Sau 3 tháng, dưới sự chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ, sinh hoạt điều độ nang tóc mới bắt đầu thay thân và sinh trưởng đồng đều theo chu kỳ. Đặc biệt, đây là cách trị hói trán tối ưu nhất và tóc không bị rụng lại. Không những vậy phương pháp này cũng giúp tạo ra đường chân tóc mới hài hòa với góc cạnh gương mặt, không lộ dấu hiệu thẩm mỹ. Bạn sẽ nhanh chóng sở hữu diện mạo hoàn hảo cùng mái tóc dày đẹp chỉ sau 6 tháng - 1 năm.

Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tự hào là đơn vị chuyên sâu về điều trị hói trán bằng cấy tóc tự thân tại Việt Nam. Đơn vị đang áp dụng 2 kỹ thuật cấy tóc FUE và HAT hiện đại nhất. Không phải cơ sở cấy tóc nào ở Việt Nam cũng trang bị hạ tầng đồng bộ, máy móc, thiết bị chuẩn chỉnh và công nghệ cấy tóc cập nhật như tại đây.

Hơn thế nữa, chi phí trị hói trán rất hợp lý, chỉ khoảng 30 - 40 triệu đồng cho mức độ hói chữ M nhẹ. Cùng với đó là có nhiều ưu đãi hấp dẫn để hỗ trợ kinh phí thủ thuật cho khách hàng. Vì thế, bạn có thể yên tâm khi thực hiện.

Trán hói sẽ không còn là một vấn đề nan giải khi bạn sở hữu trong tay những cách trị hói trán tại nhà “thần thánh” trên đây. Hãy lưu lại ngay và lựa chọn giải pháp làm đẹp thông minh, sớm ngày sở hữu mái tóc dày đẹp, bồng bềnh như mây.

Để tìm hiểu thêm về công nghệ cấy tóc tự thân hoặc đặt lịch khám, điều trị nhanh nhất bạn có thể liên hệ với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline 024 3219 1111. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn Miễn phí.