PHÒNG KHÁM CẤY GHÉP TÓC Y HỌC QUỐC TẾ

[Tiết lộ sự thật gây sốc] Uốn tóc có gây hói đầu không?

Uốn tóc là một kiểu tạo mẫu cho tóc được không chỉ chị em phụ nữ mà ngày nay rất nhiều chàng trai cũng thích làm. Vậy uốn tóc có gây hói đầu không? Đây là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm khi thực hiện uốn tóc. Muốn có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này và có cách chăm sóc tóc chắc khỏe thì mọi người đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

I. Nguyên nhân gây hói đầu

Để biết được việc uốn tóc có gây hói tóc hay không? thì trước tiên mọi người cần biết nguyên nhân gây hói tóc là do đâu?

Theo các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây hói tóc thường là do một trong số những nguyên nhân dưới đây:

1. Do di truyền

Sự phát triển của các nang tóc trên da đầu là do hệ gen quy định, vì thế việc bị hói tóc có thể là do di truyền từ đời trước cũng bị hói tóc, rụng tóc. Trường hợp hói đầu do di truyền gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới vì nam giới mang gen trội.

2. Bất thường ở hệ thống miễn dịch

Bất thường ở hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể sản sinh ra cơ chế tự miễn dịch. Lúc này hệ thống miễn dịch có thể nhầm lẫn các nang tóc khỏe mạnh là kháng nguyên nên tấn công nhầm vào các nang tóc khỏe mạnh. Việc này khiến cho các nang tóc không phát triển được dẫn đến tóc bị rụng, hói đầu.

3. Do suy giảm nội tiết tố

Nội tiết tố trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của lông và tóc. Nếu nội tiết tố trong cơ thể bị suy giảm sẽ khiến cho hormon DHT tăng sinh và khiến tóc tiết ra nhiều dầu nhờn hơn. Điều này sẽ khiến cho nang tóc bị bịt kín không phát triển được hoặc bị teo lại dẫn đến rụng tóc nhiều và hói đầu.

4. Tâm lý căng thẳng

Tâm lý thường xuyên bị căng thẳng, stress, trầm cảm, lo lắng… cũng sẽ khiến cho nội tiết tố hoạt động bất thường, dẫn đến tình trạng tóc bị rụng nhiều, rụng theo mảng, hói đầu.

5. Mắc một số bệnh lý

Những bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến, bệnh lupus hay bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng,... sẽ có nguy cơ bị rụng tóc, hói đầu cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, những người bị viêm, nấm da đầu cũng có dễ bị rụng tóc, ngứa rát da đầu, nhiều gàu và hói đầu.

6. Thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin, protein, biotin, sắt, kẽm... khiến cho tóc không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển và lâu dần khiến tóc yếu đi và bị rụng nhiều, hói tóc từng mảng.

7. Chăm sóc tóc sai cách

Việc thường xuyên để tóc tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc nhuộm, thuốc ép, uốn hoặc dùng dầu gội đầu nhiều hóa chất, để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhổ tóc,... cũng là một trong các nguyên nhân rụng tóc, hói đầu.

8. Do tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như: thuốc điều trị ung thư, thuốc chữa bệnh thần kinh, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh gout,… cũng có thể gây tác dụng phụ rụng tóc theo mảng, hói đầu.

II. Vậy uốn tóc có gây hói không? và sự thật được tiết lộ

Uốn tóc là một cách tạo kiểu cho tóc sử dụng thuốc uốn, cùng với các dụng cụ để biến những sợi tóc thẳng thành những lọn tóc xoăn bồng bềnh.

Theo các chuyên gia thì việc uốn tóc cần phải sử dụng hóa chất uốn mới có thể giúp làm cho tóc xoăn được thành từng lọn tóc. Vì thế việc uốn tóc thường xuyên khiến cho tóc tiếp xúc thường xuyên với thuốc uốn và gây ra nhiều tác hại cho tóc.

Để biết được uống tóc có gây hói đầu không thì bạn có thể dựa vào những tác hại của việc uốn tóc dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này nhé. Một số tác hại của việc uốn tóc bao gồm:

1. Gây bỏng hóa chất

Dung dịch kiềm hay natri hydroxit có hệ số pH từ 10 -14 thường có trong thuốc uốn tóc sẽ xâm nhập vào thân tóc và làm thay đổi cấu trúc của tóc. Ngoài ra, chúng còn có thể xâm nhập vào da đầu sẽ gây ra kích ứng da đầu từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng và gây bỏng hóa chât, đặc biệt là đối với những người có da đầu nhạy cảm.

2. Tóc bị gãy rụng

Một sợi tóc bao gồm nhiều lớp và lớp tóc ngoài cùng đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cho những sợi tóc mỏng ở bên trong. Tuy nhiên thì các loại thuốc uốn tóc lại có thể làm hỏng đi lớp vỏ ngoài này và khiến cho tóc yếu dần, dễ bị gãy rụng.

3. Những mảng hói và trụi tóc

Uốn tóc thường xuyên có thể gây ra tình trạng rụng tóc và tóc mới không mọc ra đủ nhanh để thay thế cho những nang tóc đã bị hư tổn và bị rụng do hóa chất trong thuốc nhuộm tóc. Từ đó, dẫn đến tình trạng bị hói đầu và bị trụi tóc, mất nang tóc tại vùng bị rụng tóc.

4. Viêm nhiễm da đầu

Trong quá trình uốn tóc thì các lỗ chân tóc có thể mở ra và nhạy cảm hơn so với những tác động từ bên ngoài. Trong một vài trường hợp, da đầu của bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc tổn thương ngay sau khi vừa mới uốn tóc xong. Điều này có thể gây ngứa và thậm chí gây mụn trên da đầu dẫn tới viêm nhiễm lan ra nghiêm trọng hơn.

5. Tóc bị chẻ ngọn

Những ảnh hưởng của thuốc uốn tóc thường sẽ tác động tới chân tóc rồi mới lan xuống ngọn tóc. Tuy nhiên, theo thời gian thì bất cứ hư tổn nào xuất phát từ chân tóc cũng khiến cho tóc bị chẻ ngọn, khô xơ. Khi sử dụng thuốc uốn tóc, những hóa chất từ thuốc uốn đó sẽ khiến cho ngọn tóc của bạn dần yếu đi và gây ra chẻ ngọn.

6. Tóc rối và xù hơn bình thường

Việc uốn tóc thường xuyên sẽ khiến cho tóc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất trong thuốc uốn tóc, gây hư tổn cho tóc và khiến cho tóc bị chẻ ngọn và rối xù lên.

Như vậy với những tác hại này thì với thắc mắc “uốn tóc có gây hói không?” thì có thể khẳng định là CÓ. Nếu bạn thường xuyên lạm dụng thuốc uốn tóc mà không có cách chăm sóc tóc sau khi uốn sẽ khiến cho tóc ngày càng yếu dần, bị gãy rụng nhiều và dẫn đến hói đầu.

Vì vậy, bạn cần phải biết cách chăm sóc và bảo vệ mái tóc của mình đúng cách và nhiều hơn sau khi uốn tóc để hạn chế tình trạng rụng tóc, hói đầu.

III. Cách chăm sóc tóc sau khi uốn đúng cách

Để hạn chế tình trạng bị rụng tóc, hói tóc sau khi uốn tóc thì bạn cần có biện pháp chăm sóc tóc đúng cách thực hiện các việc sau:

- Cần hạn chế tác động hóa chất lên tóc trong thời gian dài sau khi uốn để tóc có thời gian phục hồi.

- Dùng dầu gội và dầu xả phù hợp, có chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên dịu nhẹ để gội đầu, không nên dùng các loại dầu gội có chứa nhiều hóa chất. Thường xuyên đắp mặt nạ cho tóc bằng các nguyên liệu tư nhiên như quá bơ, quả chuối, mật ong, nha đam, trứng gà, tinh dầu bưởi, dầu dừa, dầu oliu… để giúp phục hồi hư tổn cho tóc.

- Để tóc khô tự nhiên sau khi gội đầu, hạn chế dùng máy sấy nóng và không dùng khăn chà sát mạnh sau khi gội đầu vì sẽ làm hỏng quá trình phục hồi tóc hư tổn.

- Bảo vệ tóc khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài như: nhiệt độ, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời….

- Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất tốt cho mái tóc như vitamin, omega 3, protein, biotin, kẽm, sắt… và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích…

Nếu áp dụng những biện pháp này mà tình trạng rụng tóc, hói đầu vẫn diễn ra thường xuyên không thuyên giảm thì mọi người hãy đến Phòng khám cấy tóc Y học Quốc tế để thăm khám và thực hiện trị liệu tóc, cấy tóc tự thân.

Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là địa chỉ chuyên khoa về trị liệu tóc và cấy tóc tự thân được Sở Y tế cấp phép và được hàng chục nghìn khách hàng tín nhiệm, đánh giá cao.

Thời gian qua, Phòng khám đã thực hiện trị liệu tóc bằng công nghệ laser tiên tiến và thực hiện cấy tóc tự thân bằng kỹ thuật FUE (Follicular Unit Extraction) và HAT (Hair Transplant of Advanced Technology) thành công, hiệu quả cho đông đảo khách hàng trên cả nước. Vì thế, mọi người có thể yên tâm khi thực hiện trị liệu tóc chuyên sâu, cấy tóc tại đây.

Hãy gọi điện thoại cho phòng khám theo số: 0243.219.1111 để được đặt lịch hẹn trị liệu, cấy tóc và giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề rụng tóc, hói đầu, cấy tóc.